"Cái qúy nhất của con người ta là đời sống,đời sống chỉ có một lần,phải sống sao cho khỏi ân hận,xót xa vì những dĩ vãng đê hèn và ti tiện của mình để khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng tất cả đời ta,tất cả sức ta,ta đã hiến dâng va ta đã sống một cuộc sống đầy ý nghĩa cho đời"
4/13/2011
Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập trường sĩ quan chính trị
Phát huy truền thống của trường sĩ quan chính trị-nơi đào tạo chính trị viên cấp phân đội cho toàn quân. Ý kiến của bạn Email bài này In trang này Họ và tên: Email: Tiêu đề: Mã xác nhận: Nội dung Gõ tiếng việt : Off Telex VNI VIQR QĐND - QĐND - Trở về thăm quê hương Quan họ vào một ngày đầu năm mới, lòng tôi chộn rộn lạ thường. Cho dù, Bắc Ninh đối với tôi hoàn toàn không xa lạ, mà ngược lại, rất đỗi thân quen và gần gũi. Miên man trở lại ký ức của một thời tuổi trẻ đã từng gắn bó và bị mê hoặc bởi những làn điệu dân ca Quan họ ngọt lịm, tôi đứng lặng người trước vẻ trầm tư của chiếc cổng tiền thành cổ Bắc Ninh. Sừng sững tồn tại hơn một thế kỷ qua, chiếc cổng hình vòm được liên kết bằng những viên đá ong, bên trên là những lùm cây xum xuê cành lá đã tạo cho tôi cảm giác bình an khi đến nơi này. Phía trước chiếc cổng thấm đẫm màu thời gian ấy có một tấm biển nền đỏ, chữ vàng: Trường Sĩ quan Chính trị. Qua cổng tiền, vừa bước chân vào khuôn viên nhà trường, tôi cảm thấy mình như lạc vào một thế giới khác. Hình như tất cả mọi tiếng va đập ồn ã, mọi thứ âm thanh náo loạn của phố phường đã đột ngột biến mất, để rồi hiển hiện trước mặt tôi là một không gian trong trẻo, bình yên. Nằm lọt thỏm trong khu thành cổ Nhà Nguyễn (được xây dựng từ năm 1805) với tường cao, hào sâu bao quanh, Trường Sĩ quan Chính trị có một không gian khá lý tưởng để làm nơi ươm trồng và tạo bệ đỡ cất cánh cho những cán bộ chính trị tương lai. Khi đang thả bộ trên những con đường rợp bóng cây xanh, bất chợt tôi dừng lại trước áp-phích lớn ghi câu khẩu hiệu: "Sách bên hoa, đàn bên súng, nghiệp trăm năm theo bước Bác Hồ" được bố trí bên ven trục đường chính của nhà trường. Các sĩ quan chính trị tương lai giao lưu với các liền chị Quan họ Bắc Ninh. Ảnh: Minh Trường Khẩu hiệu thường là những câu cô đọng, súc tích, có ý nghĩa cổ vũ, động viên và hướng dẫn, thúc giục mọi người hành động. Song hình như "Sách bên hoa, đàn bên súng, nghiệp trăm năm theo bước Bác Hồ" không chỉ là một câu khẩu hiệu thuần túy như vậy? Tôi mang tò mò này đến Thiếu tướng Trần Trung Khương, Bí thư Đảng ủy-Chính ủy Trường Sĩ quan Chính trị với một hy vọng tìm được lời giải đáp thỏa đáng. Tiếp tôi trong một căn phòng giản dị, Thiếu tướng Trần Trung Khương tâm sự: - Đúng là câu này không giản đơn chỉ là khẩu hiệu, mà đó vừa là phương châm, vừa là triết lý giáo dục, đào tạo của nhà trường đã được đúc kết từ thực tiễn 35 năm qua. "Triết lý giáo dục-đào tạo" có gì to tát quá chăng? Sự hoài nghi của tôi đã được Chính ủy phân tích chi ly, tường tận. "Sách bên hoa" có nghĩa là nhà trường coi trọng đào tạo, trang bị kiến thức lý luận, nhưng vẫn không quên bồi dưỡng cho học viên biết tiếp cận, cảm nhận, hưởng thụ và sáng tạo những cái hay, cái đẹp (thẩm mỹ) trong cuộc sống và công tác. "Đàn bên súng" với hàm ý là người cán bộ làm công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) ở đơn vị cơ sở sau này không chỉ thành thạo kỹ năng tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, giao lưu, khiêu vũ, mà còn phải nắm vững các nội dung quân sự như điều lệnh, kỹ chiến thuật, bắn súng… Còn "nghiệp trăm năm theo bước Bác Hồ" ý muốn nói, thấm nhuần lời dạy "Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người" của Bác, nhà trường luôn lấy tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam trong việc huấn luyện, đào tạo, giáo dục để từng bước hình thành, xây dựng nhân cách học viên theo hướng "vừa hồng, vừa chuyên". Tóm lại, quán triệt và thực hiện thành công triết lý này là nhà trường đã đào tạo cho quân đội một đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội có đủ đức - tài và đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ, chức trách được giao. Chính ủy Trần Trung Khương tiết lộ thêm, người đúc rút ra triết lý sâu sắc đó là Trung tướng, PGS Văn Cương, nguyên Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Chính trị, một cán bộ cấp cao rất uyên bác và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục - đào tạo của quân đội nói chung, của nhà trường nói riêng. Nói đến Trung tướng, PGS Văn Cương, ký ức tôi lại "ùa" về những kỷ niệm đẹp về "vị tướng tóc bạc" đã từng dìu dắt, nâng bước chúng tôi ngay từ những ngày đầu chập chững về học tập tại trường. Trong nhiều cuộc nói chuyện, thuyết trình trước hàng ngàn cán bộ, học viên, một điều đau đáu mà Trung tướng Văn Cương luôn trăn trở là làm sao để "sản phẩm" của nhà trường sau khi "ra lò" không phải là những "chú gà gô", những người cán bộ "chỉ biết nói hay", mà cần phải "biết nói, biết làm, nói đi đôi với làm và nói hay, làm giỏi". Bởi vì, có một thời người ta suy nghĩ về cán bộ chính trị không được thiện cảm lắm, nói đến cán bộ chính trị là thấy khô cứng, thậm chí khuôn mẫu, bảo thủ, lạc hậu... Để không rơi vào tình trạng này, theo Trung tướng, PGS Văn Cương, trước hết Trường Sĩ quan Chính trị phải đổi mới cách nghĩ, cách giảng dạy để làm nền tảng, "bà đỡ" cho học viên sau khi ra trường có khả năng thích ứng, hòa nhập nhanh với thực tiễn đơn vị và có nhiều cơ hội, triển vọng để phát triển lên những cương vị cao hơn. Vì vậy, với tư cách là người đứng mũi chịu sào, ông đã cùng Đảng ủy - Ban giám hiệu Trường Sĩ quan Chính trị tập trung chỉ đạo các khoa giáo viên kiên quyết khắc phục tình trạng "dạy chay, học chay", nặng lý thuyết, nhẹ thực hành, chủ động, tích cực đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo theo hướng: Vừa trang bị kiến thức lý luận, vừa tăng cường thời gian thực hành, thực tập cho học viên; đồng thời yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mỗi cán bộ chính trị tương lai được tắm mình trong các hoạt động thực tiễn ngay từ khi học tập tại trường. Học viên Trường Sĩ quan Chính trị học tập trong phòng học chuyên dụng. Ảnh: Minh Trường Tôi vẫn nhớ như in kỷ niệm vào dịp Tết Ất Hợi 1995, lần đầu tiên đơn vị chúng tôi phải ở lại trường làm nhiệm vụ "trực sẵn sàng chiến đấu" để "nhường" cho học viên các đơn vị bạn về quê đón xuân mới. Trong tâm trạng nhớ nhung, xao xuyến và man mác buồn của cái Tết xa nhà đầu đời, chúng tôi nhận được tin vui: Trung tướng, PGS Văn Cương sẽ đến đón giao thừa cùng học viên Phân đội 4. Trong không gian lắng đọng và tràn đầy xúc cảm của giờ phút Giao thừa thiêng liêng, thầy Hiệu trưởng đáng kính đã đến dự, tặng hoa, quà Tết cho cán bộ, học viên đơn vị. Món quà bất ngờ nhất mà ông tặng mỗi học viên chúng tôi là một tờ giấy A4 ghi những lời "căn dặn", "lưu ý" hết sức thiết thực mà ông vừa là tác giả, vừa là người sưu tầm. Ví như, nói về bản lĩnh nhân cách sĩ quan chính trị, ông viết: "Trung thành mà không cực đoan, nguyên tắc mà không cứng nhắc, bình tĩnh mà không chậm chạp, nhanh nhạy mà không hấp tấp, dũng cảm mà không liều lĩnh…". Khi giao tiếp, trò chuyện với người khác, để giữ phép lịch sự, ông đã chỉ ra những điều nên (và cần) tránh đối với cán bộ chính trị như: "Không đưa ánh mắt "trừng trừng" vào đối tượng, không nói quá to, không ngậm tăm trong mồm, không bẻ ngón tay kêu "rắc rắc", không kéo bàn, ghế xộc xệch về phía mình…". Và tôi còn lưu lại mãi trong ký ức lời ông nói: "Gửi học viên những lời tâm sự nho nhỏ như thế, thầy muốn các em là người có văn hóa trong giao tiếp, ứng xử trước khi trở thành một cán bộ chính trị". Thấm thoắt 15 năm. Thầy Văn Cương đã thành người thiên cổ và sắp đến giỗ đầu, song những gì thầy dạy học viên, chúng tôi coi đó như những "bảo bối" trong hành trang nghề nghiệp của mình. Tiếp tục hành trình tìm hiểu việc "học" và "hành" ở Trường Sĩ quan Chính trị, tôi đã đến Khoa CTĐ, CTCT-một khoa giáo viên đào tạo chuyên ngành của nhà trường. Bước vào căn phòng công vụ của Đại tá Nguyễn Chính Lý, tôi không nghĩ đây là nơi công tác hằng ngày của vị Phó chủ nhiệm khoa mang học vị Tiến sĩ. Vì căn phòng quá giản dị và có phần đơn sơ nữa. Từ chiếc tủ đựng sách, bộ bàn ghế làm việc đến chỗ ngồi, bộ ấm chén uống nước đều đạm bạc không khác mấy một căn phòng của cán bộ chỉ huy cấp phân đội ở một đơn vị vùng cao mà tôi đã từng chứng kiến. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, Đại tá Nguyễn Chính Lý bộc bạch: - Không chỉ riêng tôi, mà tất cả anh em cán bộ, giáo viên, học viên trong trường cũng đang công tác, sinh hoạt ở những ngôi nhà khá chật chội thế này. Vì như đồng chí biết đấy, chặng đường xây dựng và phát triển của Trường Sĩ quan Chính trị cũng đôi ba lần "thay tên đổi họ" nên cơ sở vật chất, giảng đường, nơi ăn ở của mọi người còn khó khăn là điều dễ hiểu và thông cảm. Nhưng điều làm chúng tôi vui nhất là hầu hết các em học viên có suy nghĩ đúng đắn và quyết tâm học hành tiến bộ để sau này trở thành những cán bộ chính trị tốt. Thầy Nguyễn Chính Lý nói thế vì cho rằng, cách đây khoảng gần hai chục năm về trước, sĩ quan chính trị không được nhiều người để ý đến. Còn bây giờ, cái tên "Trường Sĩ quan Chính trị" đã xác lập được "thương hiệu" trong hệ thống các học viện, nhà trường quân đội và tạo được niềm tin để làm đích hướng tới của nhiều thanh niên trên khắp mọi miền đất nước và nhiều chiến sĩ trẻ của các đơn vị trong toàn quân. - Có được niềm tin đó phải chăng bắt nguồn từ mô hình đào tạo của nhà trường ngày càng tiếp cận với nhu cầu phát triển của quân đội và xã hội?- Tôi hỏi. - Nhận định, đánh giá chung thì như vậy - TS Nguyễn Chính Lý nói - nhưng theo tôi, yếu tố then chốt để tạo nên sự ổn định và phát triển không ngừng của nhà trường chính là đổi mới nội dung chương trình đào tạo và phương pháp dạy học. Quan điểm "Học đi đôi với hành", "Sâu lý thuyết, vững chuyên môn, giỏi thực hành" và "Nhà trường gắn liền với thực tiễn đơn vị" đã được thể hiện rõ ràng, sinh động trong nội dung các môn học, nhất là các môn gắn bó với công việc hằng ngày của người cán bộ chính trị cấp phân đội, trong đó có môn CTĐ, CTCT. Tất nhiên, để có những cán bộ chính trị tốt trong tương lai, trước hết phải có một đội ngũ giáo viên tâm huyết, lành nghề và cũng phải thường xuyên lăn lộn trong thực tiễn mới có khả năng làm chủ được bài giảng của mình. Mới thoạt nghe cụm từ "lăn lộn trong thực tiễn" như TS. Nguyễn Chính Lý thổ lộ, tôi cũng hơi… ngờ ngợ. Nhưng câu nói ấy không quá chút nào bởi tôi biết, để trở thành một giáo viên chuyên ngành giỏi, ngoài việc thường xuyên tiếp cận những thông tin khoa học giáo dục tiên tiến, các quan điểm, chủ trương, đường lối mới của Đảng, các công nghệ đào tạo hiện đại, Khoa CTĐ, CTCT mỗi năm còn đưa 3-4 giáo viên đi dự nhiệm thực tế ở đơn vị ngoài, cử 4-5 giáo viên tiếp tục học chương trình sau đại học và chủ động nghiên cứu, nắm bắt tình hình thực tiễn ở cơ sở. Có lao vào thực tiễn, tích cực xâm nhập đời sống hằng ngày ở đơn vị, người giáo viên mới có điều kiện cập nhật thông tin, bổ sung những tình huống sư phạm mới để không ngừng hoàn thiện phương pháp và thể hiện phong cách giảng dạy mang lại hiệu quả cao nhất. Trước đây, nội dung lý thuyết và nội dung thực hành trong chương trình đào tạo chuyên ngành CTĐ, CTCT tương đương nhau. Nhưng mấy năm trở lại đây, bộ môn quan trọng này chỉ có 39% lý thuyết và dành 61% cho nội dung thực hành. Sau khi khẳng định việc hợp lý hóa tỷ lệ này đã góp phần tích cực vào việc hình thành và xây dựng phong cách, tác phong, phương pháp làm việc của người cán bộ chính trị cấp phân đội tương lai, Phó chủ nhiệm khoa Nguyễn Chính Lý nói như khẳng định: - Dù khoa CTĐ, CTCT có tăng tỷ lệ thực hành đến bao nhiêu mà học viên không được thực hành, thực tập tại chỗ cũng khó có thể tạo dựng cho các em một vị thế vững vàng sau này. Bên cạnh lực lượng giáo viên là người thầy trên lớp, còn có những người thầy tại chỗ có vai trò rất quan trọng trong việc bồi dưỡng, hình thành các phẩm chất nhân cách cho học viên - đó là đội ngũ cán bộ quản lý ở các đơn vị. Lời nói đó như một chỉ dẫn để tôi đến tìm hiểu các phân đội quản lý đối tượng học viên đào tạo cơ bản. Gọi là "học viên đào tạo cơ bản" vì đây là những học sinh, thanh niên ở ngoài và chiến sĩ trẻ đã trải qua kỳ thi "đầu vào" nghiêm ngặt và được đào luyện 4 năm trong trường. Nhiều người coi đây là "sĩ quan chính trị nòi" do không phải là sĩ quan tốt nghiệp chuyên ngành khác hay quân nhân chuyên nghiệp về học chuyển loại chính trị. Đến Phân đội 6 vào cuối buổi chiều, chúng tôi như cảm thấy vui lây vì không khí ở đây rất tưng bừng, nhộn nhịp. Không khí ấy đã xua tan cái lạnh lẽo của một chiều đông. Dạo quanh đơn vị một vòng, tôi đã thấy những hình ảnh sinh động: Phía đầu nhà ở có vài ba học viên đang viết vẽ bảng tin; sân thể thao trước cửa nhộn nhịp cảnh đánh bóng chuyền; chiếc ghế đá dưới gốc cây bàng bên cạnh bờ ao đang có một học viên giới thiệu, hướng dẫn mấy đồng đội tập đánh đàn ghi-ta; trong hội trường có khoảng dăm người đang cắt, dán khẩu hiệu trên băng rôn đỏ; phòng giao ban Đại đội 2 có vài học viên chăm chú làm báo tường mừng 35 năm Ngày truyền thống nhà trường… Qua tìm hiểu thực tế, tôi thấy không riêng gì Phân đội 6, mà các phân đội khác cũng thường xuyên duy trì các hoạt động bổ trợ như văn hóa, văn nghệ, thể thao, giao lưu, cổ động, tuyên truyền, làm báo tường, khiêu vũ, bình thơ, hát và bình các ca khúc cách mạng, hướng dẫn đọc sách hay, tổ chức các trò chơi dân gian… ngay tại đơn vị. Nói về ý nghĩa các hoạt động đó, Thượng tá Nguyễn Kim Dũng, Chính trị viên Phân đội 6 bày tỏ: - Việc tổ chức các hoạt động bổ trợ không ngoài mục đích tạo bầu không khí tươi trẻ, môi trường văn hóa lành mạnh trong đơn vị, đồng thời tạo điều kiện cho các học viên vừa là người tổ chức, điều hành, vừa là người tham gia, thực hiện để giúp các em nâng cao bản lĩnh, tâm lý, kỹ năng thực hành, từng bước bổ sung, hoàn thiện tác phong, phương pháp công tác - những yếu tố cần thiết hình thành nên phẩm chất nghề nghiệp cho cán bộ chính trị tương lai. Trước đó ít ngày, cùng hành quân với học viên Đại đội 4, Phân đội 1 ra khu vực bãi tập huấn luyện chiến thuật, tôi đã được chứng kiến tác phong chỉ huy chững chạc của các học viên khi học quân sự. Những lời báo cáo dứt khoát, những khẩu lệnh rõ ràng, phương pháp tổ chức "chỉ huy bộ đội chiến đấu" đĩnh đạc của các học viên như làm cho không gian điểm cao 35 ấm áp hẳn lên. Sau giờ huấn luyện chiến thuật cấp phân đội, các học viên giá súng theo hàng lối gọn gàng rồi tổ chức trò chơi "Bịt mắt, bắt dê". Nội dung trò chơi không mới, nhưng Thượng sĩ Ksor Lol, Tiểu đội trưởng Tiểu đội 4, Đại đội 4 vẫn thu hút đồng đội bằng những lời nói tự tin, tươi tắn: - Chào các bạn! Mình là Thượng sĩ Ksor Lol, người con của dân tộc Gia-rai trên đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. Hôm nay, mình sẽ tổ chức cho các bạn cùng trò chơi "Bịt mắt, bắt dê" để giảm bớt "xì- chét" sau những giờ huấn luyện căng thẳng nhé. Mình chỉ xin lưu ý, ngoài nội dung trò chơi các bạn đã thuộc lòng rồi, nếu sau này về đơn vị, các bạn đừng quên tạo tâm lý thoải mái, hứng khởi cho bộ đội trước khi tham gia trò chơi nhé. Đây, giả sử các bạn thử nhìn cử chỉ, điệu bộ của mình nè… Vừa nói, Ksor Lol vừa lấy tay vuốt mái tóc sang một bên, rồi lại lấy tay xoa vào hai má và đột ngột… nhoẻn cười để lộ hai hàm răng trắng muốt. Tiếp đó, Ksor Lol "nhái lại" câu hát: "Nào mình cùng lên xe buýt, nào mình cùng đi chơi nhé" thành câu hát "Nào mình cùng bịt mắt, nào mình cùng bắt dê nhé" một cách rất dí dỏm, hồn nhiên khiến các bạn cười như nắc nẻ. Sau nụ cười tủm về cử chỉ nghộ nghĩnh của cậu học viên dân tộc Gia-rai, Thượng úy Đỗ Quang Phúc, Chính trị viên Đại đội 4 chia sẻ cùng tôi: - Quản lý học viên dân tộc thiểu số nhiều khi cũng thú vị lắm. Thời gian đầu tổ chức các hoạt động bổ trợ cho học viên, tôi cứ nghĩ các em tự ti và khó… tiếp thu. Nhưng càng tổ chức nhiều hoạt động, tôi càng khám phá ra nhiều "tài lẻ" của các học viên. Bây giờ các em học năm cuối khóa rồi, như anh vừa chứng kiến đấy, không chỉ Ksor Lol biết tổ chức các trò chơi ngoài thao trường, mà phần lớn các học viên khác cũng làm được như cậu ấy. Thấy Chính trị viên khen mình, Thượng sĩ Ksor Lol từ tốn bảo: - Nhưng chúng em trưởng thành như hôm nay là nhờ các anh cán bộ chỉ huy đơn vị và các thầy cô giáo thường xuyên kèm cặp, dìu dắt và chỉ bảo đến nơi đến chốn đấy ạ. Chúng em mãi biết ơn các anh, các thầy cô như dòng suối không bao giờ cạn! Cán bộ khen học viên tiến bộ, học viên bảo nhờ công lao nâng đỡ của cán bộ và các thầy cô giáo mới được như vậy. Điều đó không có gì ngạc nhiên. Và tôi tin lời nói của Thượng sĩ Ksor Lol bắt nguồn từ tình cảm trong sáng, hồn hậu của mình. Trường Sĩ quan Chính trị là nơi khởi xướng và là nhà trường đầu tiên trong quân đội xây dựng chương trình và tổ chức mô hình giáo dục - đào tạo con em các dân tộc thiểu số thành cán bộ chính trị. Khởi đầu từ năm học 1991-1992, đến nay Trường Sĩ quan Chính trị đã đào tạo, cung cấp cho quân đội hơn 600 cán bộ chính trị xuất thân từ 53 dân tộc thiểu số anh em trên khắp mọi miền Tổ quốc. Trong những năm tháng đất nước còn nhiều khó khăn, việc xác lập một mô hình đào tạo dành riêng cho con em các dân tộc thiểu số không chỉ thể hiện tầm nhìn tiến bộ, nhân văn, mà còn chứng tỏ khả năng "đi trước" thời gian, nắm trước vận hội của nhà trường trong chiến lược giáo dục - đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội cho toàn quân. Những học viên này sau khi ra trường vừa là đội ngũ cán bộ chính trị cốt cán ở các đơn vị đóng quân trên địa bàn biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũ; vừa là những "hạt giống đỏ" của các dân tộc thiểu số. Được học tập, rèn luyện trong một không gian thấm đẫm tinh thần nhân văn, dân chủ và sáng tạo, những sĩ quan chính trị tương lai được nuôi dưỡng dưới mái trường này không chỉ biết trân trọng từng trang sách, yêu quý từng nhành hoa, mà còn biết cất lên những tiếng đàn thân thương bên đầu súng sáng ngời ánh thép. 35 mùa xuân bền bỉ với sự nghiệp "trồng người" cao cả, dù có lúc thăng trầm cùng thời gian, song Trường Sĩ quan Chính trị đã không ngừng lớn lên, trưởng thành cùng quân đội và đất nước. Từ mái trường này đã có gần 15.000 cán bộ chính trị, 1.500 giáo viên, gần 70 phóng viên báo chí, hơn 260 cử nhân luật đã tỏa đi khắp mọi miền Tổ quốc để góp công, xây dựng quân đội có nền tảng tư tưởng, chính trị vững mạnh. Với 35 năm truyền thống, mái trường thân yêu ấy đã thực sự là một địa chỉ của những sĩ quan chính trị tương lai.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment